Được học thử
Cam kết chất lượng
Email

giasutainangtre.vn@gmail.com

Tư vấn 24/7

090.333.1985 - 09.87.87.0217

Gia sư dạy nhạc lý – xướng âm

1) Học và đọc nốt : Cách học giống như học anh văn các bạn lấy 1 tờ giấy rồi gạch 5 dòng ( vì khuông nhạc có 5 dòng và 4 khe ) rồi chấm lên 1 chấm và đọc tên nốt.Ví dụ: chấm 1 chấm ở dòng thứ 3 ta đọc là SI .v.v…

     Đừng để ý các đuôi, móc hoặc các ký tự, yêu cầu đọc đúng tên nốt nằm trên các khe và dòng nhạc thôi.

     Bước đầu học nốt bằng cách nầy có ưu điểm là không bị rối mắt bởi các dấu móc hoặc các ký tự liên quan, học từ từ đến khi nào thuộc hết vị trí các nốt trên khuông nhạc nhé.

 :

Giờ học Lý thuyết âm nhạc cơ bản

2) Kiểm tra bài : mở 1 bài nhạc bất kỳ để kiểm tra bằng cách đọc đúng tên các nốt trên khe và dòng bài nhạc. Ở bước này các bạn cũng đừng để ý đến các dấu móc hoặc các ký tự làm gì chỉ yêu cầu đọc đúng tên nốt trên khuông nhạc là coi như đã thuộc bài rồi

3) Các hình nốt (nốt tròn ,trắng,đen,…) đã có trong sách các bạn tự xem

4) Giá trị trường độ các nốt: Trong âm nhạc dấu tròn có giá trị lớn nhất nên được xem là đơn vị trường độ ,những loại hình nốt khác là phân số của nốt tròn các bạn tự kiểm chứng.

5) Nhịp (phần quan trọng nhất) : Là phần trường độ gồm những nốt nhạc hay dấu lặng được phân chia đều nhau trong 1 bản nhạc ( trong các sách cũ gọi là trường canh).

6) Các loại nhịp: Trong âm nhạc có 2 loại nhịp chính là nhịp đơn và nhịp kép; Mổi loại dù đơn hay kép cũng gồm các nhịp 2, 3 và 4 phách

   Tổng số có 12 nhịp đơn và 12 nhịp kép. Dấu tròn là dấu có giá trị trường độ lớn nhất nên nó được làm điển hình để phân chia và ghi số cho nhịp đơn. Trong bài nầy mình chỉ nói 3 loại nhịp chính thường dùng cho tất cả các bản nhạc (nhịp 2 phách, 3 phách và 4 phách ) các loại nhịp khác dù đơn hoặc kép cũng đều là biến thể của 3 loại nhịp đã nêu trên

 :

7)Nhịp 2 phách đơn thông dụng là nhịp 2/4.

Con số 2 ở trên cho biết mỗi nhịp ( 1 trường canh ) gồm có 2 phách

Số 4 có nghĩa là dấu tròn chia 4 = dấu đen

    Như vậy cứ 1 ô nhịp (1 trường canh ) cùa nhịp 2/4 có 2 phách và giá trị 1 phách = 1 nốt đen ,với 2 nốt đen trong 1 nhịp của nhịp 2/4 tác giả có thể chia ra làm 4 nốt móc đơn hoặc 1 đen và 2 móc kép v.v…miễn sao cứ trong 1 nhịp cộng lại = 2 nốt đen. Nhịp đầu bài có thể thiếu (gọi là nhịp thiếu).Tương tự cách tính nầy ta xét đến nhịp 3/4 (gồm 3 phách trong 1 nhịp) và nhịp 4/4 (gồm 4 phách trong 1 nhịp)

    Phách mạnh-Phách yếu : Phách đầu của mổi nhịp luôn luôn là phách mạnh có nghĩa nốt đứng liền sau vạch nhịp là phách mạnh

     Nhịp chỏi: là nhịp mà ở ngay phách đầu gặp sự yên lặng (dấu lặng)

Tập đọc xướng âm

8)Tương quan giữa nhịp đơn và nhịp kép

      Nhịp kép : Muốn tìm nhịp kép tương ứng ta lấy số chỉ nhịp ở trên nhân 3 và số chỉ nhịp ở dưới nhân 2 .v.d : muốn tìm nhịp kép cho nhịp 2/4 ta lấy số trên 2 nhân 3 = 6 và số dưới 4 nhân 2 = 8 .Vậy nhịp kép của nhịp 2/4 là 6/8.Tương tự tìm nhịp kép cho nhịp 3 và 4 phách cũng như vậy.

      Muốn tìm nhịp đơn tương ứng ta làm ngựợc lại (chia chỉ số trên cho 3 và chia chỉ số dưới cho 2 ).

      Tổng cộng nhịp 2 phách đơn có 4 loại : 2/1- 2/2- 2/4- 2-8

Nhịp 2 phách kép có 4 loại : 6/2- 6/4- 6/8 – 6/16

Nhịp 3 phách đơn : 3/1 – 3/2 – 3/4 – 3/8

Nhịp 3 phách kép : 9/2 – 9/4 – 9/8 – 9/16

Nhịp 4 phách đơn : 4/1 – 4/2 – 4/4 – 4/8

Nhịp 4 phách kép : 12/2 – 12/4 – 12/8 – 12/16

9) Nhịp ghép : là sự phối hợp giữa các con số chỉ nhịp đã học vd ta lấy nhịp 2/4 và nhịp 3/4 ,lấy 2 số trên ghép lại 2+3 =5 ( chỉ lấy 2 số trên số bên dưới giữ nguyên ) ta có nhịp 5/4.

 :

10) Sau khi học xong các phần cơ bản rồi các bạn cần phải học đủ các ký tự âm nhạc: dấu lặng, dấu hóa….

11Dấu hóa đặt ở đầu bộ khóa : Có từ 1 đến 7 dấu thăng đặt ở đầu bộ khóa (khóa Sol) theo thứ tự như sau :

FA – DO – SOL – RE – LA – MI – SI

     Dấu giáng đặt ở đầu bộ khóa có thứ tự ngược lại với dấu thăng: SI – MI – LA – RE – SOL – DO – FA

     Như vậy chỉ cần học thuộc lòng thứ tự trên khi mở 1 bài nhạc nếu 1 dấu thăng thì là FA , nếu là 2 dấu thăng thì là FA & DO.

      Dấu giáng ngược lại, khi tập bài khỏi phải bận tâm vấn đề dấu hóa nữa

12) Khi hoàn thành xong bài học này thì mở 1 bản nhạc mới bạn có thể đọc và hiểu hết bài nhạc y như dịch 1 bản anh văn đó có điều ở đây là mình dịch bản nhạc 1 cách thông suốt.

    Nhanh tay đăng ký khóa học nhạc lý – xướng âm tại Trung tâm gia sư Tài Năng Trẻ 

Mọi chi tiết liên hệ:

TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ

HOTLINE: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 CÔ MƯỢT

Email: giasutainangtre.vn@gmail.com, info@giasutainangtre.vn

Bài viết liên quan

Gia sư môn Lý – Nội dung chương trình môn Lý cấp 3
Gia sư môn Lý – Nội dung chương trình môn Lý cấp 3 Giai đoạn lớp 10, 11 và 12…
Gia sư dạy kèm môn Lý tại nhà
Gia sư dạy kèm môn Lý tại nhà Daykemtainha.vn tự hào sở hữu một đội ngũ gia sư giỏi chuyên…
Dạy kèm môn Lý tại nhà
Dạy kèm môn Lý tại nhà Môn Vật lý là một môn học đặc biệt, đi cùng với các em…
Dạy kèm môn Vật Lý tại nhà
Dạy kèm môn Vật Lý tại nhà Trong xã hội hiện đại ngày nay, cuộc sống bận rộn đã khiến…
Dạy kèm môn Lý tại nhà – Làm sao để nhớ lâu lý thuyết môn Lý
Dạy kèm môn Lý tại nhà – Làm sao để nhớ lâu lý thuyết môn Lý Vật lý là một…
Gia sư dạy kèm môn Lý – Mẹo xử lý khi gặp bài tập Lý khó
Gia sư dạy kèm môn Lý – Mẹo xử lý khi gặp bài tập Lý khó Môn Vật Lý thực…