Dạy kèm tại nhà

Dạy kèm tiếng việt cho người nước ngoài

day tieng viet cho nguoi nuoc ngoai

day tieng viet cho nguoi nuoc ngoai

– Nhận dạy tiếng việt cho người Mỹ giao tiếp bằng tiếng Anh

– Nhận dạy tiếng việt cho người Đài Loan, Trung Quốc giao tiếp bằng tiếng Hoa

– Nhận dạy tiếng việt cho người Hàn giao tiếp bằng tiếng Hàn

– Nhận dạy tiếng việt cho người Nhật giao tiếp bằng tiếng Nhật

– Nhận dạy tiếng việt cho người Pháp giao tiếp bằng tiếng Pháp

Khác biệt của GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ :
– Cung cấp dịch vụ gia sư chất lượng cao.
– Học thử 02 buổi đầu tiên để test kiến thức và tư vấn, định hướng học sinh.
– Gia sư được phỏng vấn, tuyển chọn & đào tạo kỹ

– Dạy theo nhu cầu định hướng của học viên

– Dạy có phương pháp dễ hiểu, giáo án đầy đủ
– Hệ thống kiến thức sau mỗi tuần
– Chịu trách nhiệm với PHHS, học viên về chất lượng dạy & học

Kinh nghiệm dạy phát âm của giáo viên:
Tôi sẽ chia xẻ kinh nghiệm và sự hiểu biết về giáo khoa mà tôi có được sau hơn 2 thập niên chuyên dạy tiếng Việt cho người Mỹ và các trẻ em Việt sinh tại Mỹ.

Năm đầu dạy tiếng Việt cho người Mỹ, tôi đã theo phương pháp cổ điển như dùng ký hiệu phát âm để tập đọc chữ Việt hoặc nói để học viên nghe và lập lại. Nhưng càng dạy lâu, tôi càng không vừa ý với phương pháp này. Dạy tiếng Anh, dùng phương pháp ấy là đúng vì âm của mỗi nguyên âm không nhất quán. Chữ Việt không như thế, chữ Việt đã được quí vị tiền bối dày công nghiên cứu âm ngữ la-tinh và đã tạo thêm một số chữ cần thiết cùng các dấu thích nghi cho công tác ghi lai giọng nói của người dân Việt, chữ đã có âm nào thì hoàn toàn bất di bất dịch. . Ghép các chữ có âm cần thiết để trình bày từ thật rất chính xác thì tại sao ta lại phải mượn ký hiệu quốc tế để tập luyện phát âm tiếng Việt?
Với ý nghĩ đó, tôi đã thực hiện được phương pháp dạy tiếng Việt. Tôi đã mở đầu bài học tiếng Việt bằng cách giới thiệu chữ viết, cách đọc và áp dụng ngay vào những từ Chào Hỏi.

Và để giúp học viên nhớ âm ngữ, tôi đã soạn ra một cẩm nang tập luyện phát âm như sau:

1. Xếp loại nguyên âm và phụ âm theo phương pháp ngữ học

2. Tập luyện cho nhuần từng loại

3. Tập luyện nguyên âm với các dấu

4. Thực tập và luyện từng phụ âm với sự phối hợp với nguyên âm

5. Áp dụng cách đọc các từ có nguyên âm đôi hay ba và luyện tập cho quen miệng.

Ngữ cảnh về việc dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ

Bài viết này vận dụng hai khái niệm: ngữ cảnh văn hóa (NCVH) và ngữ cảnh ngôn ngữ (NCNN) để xem xét việc dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ cho học viên đã học xong chương trình tiếng Việt căn bản.

NCVH là toàn bộ hoàn cảnh bên ngoài ngôn ngữ, có tính chất ngoại chiếu như đặc điểm văn hóa, phong tục, tập quán chi phối cách ứng xử ngôn ngữ của một cộng đồng người. Nghi thức hỏi để chào, hạ bậc trong lời mời, nghi thức khiêm nhường trước lời khen tặng trong tiếng Việt đều thuộc bình diện này.

NCNN là toàn bộ hoàn cảnh bên trong ngôn ngữ, có tính chất nội chiếu, bao gồm tất cả sự tương tác giữa chủ thể và các phương tiện giao tiếp hữu quan. Nói rõ hơn, dù ở cấp độ nào: ngữ âm, từ vựng, cú pháp và cả tổ chức văn bản,chúng đều có sự khác biệt giữa các hằng thể tĩnh tại và các biến thể động, bao gồm biến thể ngôn ngữ gắn liền với người sử dụng và biến thể ngôn ngữ trong sử dụng.

Rõ ràng, nếu không được trang bị đầy đủ các tri thức hữu quan vừa nêu, sinh viên nước ngoài khó lòng sử dụng tiếng Việt một cách thành thạo.

Luyện phát âm đối với thanh điệu tiếng Việt

Đối với người học ngoại ngữ nói chung, người nước ngoài học tiếng Việt nói riêng, vấn đề luyện phát âm luôn cần thiết ở mọi trình độ. Với tiếng Việt, một ngôn ngữ có thanh điệu, việc thể hiện âm vị thanh điệu luôn là một thách thức lớn đối với học viên, đặc biệt là những học viên có tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ không có thanh điệu. Việc thể hiện đúng thanh điệu khi phát âm tiếng Việt không chỉ phải đạt yêu cầu trên mỗi âm tiết độc lập mà còn cả trong chuỗi kết hợp nhiều âm tiết với nhau.

Có nghĩa là người học phải làm chủ được thanh điệu của từng từ ở cấp độ câu, là cấp độ mà học viên sử dụng trong giao tiếp.

Chú trọng đến vấn đề này, chúng tôi tập trung tìm hiểu những lỗi phát âm của học viên đối với thanh điệu trong chu cảnh của chuỗi kết hợp. Hướng tiếp cận của chúng tôi xuất phát từ những lỗi thu thập qua quá trình giảng dạy. Từ đó rút ra những khuynh hướng mắc lỗi của học viên để xây dựng bài luyện tập.

Mục đích của đề tài này là cung cấp thêm tư liệu dạy phát âm đối với thanh điệu, đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu cho một phòng lab luyện phát âm tiếng Việt.

TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ
HOTLINE: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 CÔ MƯỢT

WEBSITE: www.daykemtainha.net

Exit mobile version